Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Làm thế nào để làm cho mướp đắng món salad nhiệt mùa hè

Làm thế nào để làm cho mướp đắng món salad nhiệt mùa hè

Amthuchomnay - Nộm mướp đắng có thể còn đắng hay không là tùy ý bạn nhưng chắc chắn hương vị thơm thanh và tác dụng mát lành của nó thì không thể phủ nhận, cùng vào bếp chế biến 1 món ăn cho mùa hè này các bạn nhé.



Để làm nộm mướp đắng, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 

- 300g mướp đắng

- Vài lát ớt chuông đỏ và vài cọng hành hoa (lấy phần thân trắng)

- Tỏi khô đập dập băm nhỏ, đường, dấm, dầu mè và sa tế (nếu thích): mỗi thứ 1 thìa canh (15g hay 15ml).

- 1 thìa cà phê nước tương, 1/4 thìa cà phê muối (cho nước trộn) và 1 thìa cà phê muối (cho nước chần mướp đắng)




Bước 1:

Trước khi làm nộm mướp đắng, bạn cần sơ chế mướp đắng cẩn thận để vừa đỡ đắng vừa đỡ mất hương vị thơm thanh của nó. Rửa sạch mướp, bổ dọc thành từng thanh nhỏ cho dễ lạng ruột bằng dao, vét bỏ sạch hạt, sau đó dùng dao mỏng sắc lạng kĩ phần ruột trắng bám sát lòng mướp bỏ đi. Úp lòng mướp xuống và thái chéo thành các sợi mỏng dài. 



Ớt chuông đỏ thái sợi nhỏ, thân trắng hành hoa chẻ tư cho nhỏ cùng dạng sợi ớt chuông. Ngâm ớt và hành vào nước một lúc cho chúng uốn cong đẹp mắt. 



Bước 2:

Cho 1 thìa cà phê muối vào nồi nước đun sôi. Bạn chần mướp đắng thật nhanh trong nồi nước sôi chừng 15 giây rồi đổ ra rổ thưa. 



Xối mướp đắng dưới dòng nước mát cho mướp nhanh nguội, giữ được màu xanh và độ giòn. Rỗ cho hết nước khỏi rổ để mướp đắng khô ráo. Bày mướp đắng ra đĩa, phía trên là 1 chút ớt chuông và hành hoa, sau đó rưới nước trộn vào đĩa nộm mướp đắng. 


Bước 3: 

Cho dầu mè vào chảo đun nóng trên bếp lửa nhỏ, đổ sa tế vào xào thơm, sau cùng rưới sa tế lên đĩa nộm, khi ăn thì đảo đều.

Nộm mướp đắng có đủ vị chua, cay, ngọt, mặn thanh nhẹ và chút thơm ngậy nhờ nước trộn được xáo qua. Một số người thích nguyên vị đắng đặc trưng của mướp, nếu vậy bạn chỉ cần dùng thìa vét bỏ phần ruột trắng chứ không lạng kĩ bằng dao và không chần mướp qua nước sôi nữa. Nếu đã sơ chế kĩ, mướp chỉ còn vị đắng nhẹ sớm tan biến thành vị ngọt thanh mát. 



Nộm mướp đắng được yêu chuộng vì nó có tác dụng siêu giải nhiệt rất tốt, thật hợp với mùa hè oi ả, thân nhiệt nóng háo. Mướp đắng cũng rất hữu hiệu với những ai muốn giảm cân. Tuy vậy nếu bạn bị huyết áp thấp thì không nên dùng đâu nhé vì tác dụng thanh nhiệt của mướp đắng quá mạnh! 



Bạn có thể cho thêm một vài nguyên liệu yêu thích và khá phù hợp với nộm mướp đắng như: ruốc tôm khô, mực khô nướng tước sợi, đậu phộng rang giã nhỏ,...

 Chúc bạn ngon miệng!

Làm thạch bánh trung thu - chuẩn bị lễ hội trung thu

Làm thạch bánh trung thu - chuẩn bị lễ hội trung thu

Anthuchomnay - Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Chiếc bánh trung thu tượng trưng cho mặt trăng tròn đêm rằm tháng tám, trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà. Cùng Amthuchomnay làm một chiếc bánh trung thu rau câu để đón trung thu cùng cả nhà nhé


Nguyên liệu làm bánh trung thu đón rằm tháng 8:


Vỏ:(cho khoảng 15-20 bánh ) 
- 1 gói bột rau câu 25g 
- 2 lít nước 
- 400g đường 
- Ít sữa đặc


Nhân bánh:


- 1kg đậu xanh cà 
- 5 lon sữa bò nước 
- 1kg đường 
- 1/2 chén dầu ăn 
- 200g mứt bí xắt hạt lựu 
- 200g mứt gừng cắt sợi 
- 200g hạt dưa
- 200 mè trắng 
- Vài giọt tinh dầu hoa bưởi 
- 15-20 lòng đỏ trứng vịt muối (luộc chín trứng, lấy tròng đỏ)
  

* Khuôn nhựa, loại khuôn có đáy rời là tiện nhất


Làm Bánh trung thu rau câu - chuẩn bị đón tết trung thu
Vỏ bánh có thể trong suốt nhìn được cả nhân bên trong, rất thú vị

Cách làm bánh trung thu:

- Nấu đậu xanh trong nước cho mềm.

- Dùng thìa to đánh đậu xanh thật nhuyễn. Sau đó cho đường vào, quậy đều tay cho đến khi vón 1 ít lên xem, thấy đậu xanh mềm, mịn và trong là được.

- Cho 1/2 chén dầu ăn vào trộn đều, lửa thấp.

- Sau cùng thì cho mứt bí, mứt gừng, hạt dưa và mè rang vào, nhỏ vài giọt tinh dầu hoa bưởi trộn đều.
Nhắc ra khỏi lửa.

- Chia nhân làm 15-20 viên, kèm lòng đỏ trứng muối vào giữa.

- Rau câu ngâm với 2 lít nước độ 15 phút cho tan, sau đó đun sôi cho thật trong, để lửa nhỏ lại, cho hết sữa + đường vào nấu cho tan, hớt bọt. 

- Đổ rau câu vào 1/2 khuôn, chờ cho rau câu nguội lại thành dung dịch sền sệt, đặt khối nhân đã vo tròn (hay nặn thành hình vuông tùy theo khuôn) vào giữa rồi đổ nhè nhẹ phần rau câu còn lại cho đầy khuôn …để khuôn bánh trước quạt máy hoặc ngâm vào khay có nước + đá khoảng nửa giờ cho thật nguội, rau câu đông cứng lại, rồi hãy trút bánh ra khỏi khuôn. (loại khuôn có đáy rời sẽ dễ lấy bánh ra hơn bằng cách xoay 1 vòng lấy đáy khuôn ra, dùng tay đẩy bánh ra đĩa nhanh gọn) 

- Khi trút bánh ra, bánh sẽ có màu trắng đục nhìn như bánh dẻo trung thu, nhưng ăn ít ngán hơn và cũng lạ miệng hơn. 

Chúc bạn thành công và đón tết trung thu vui vẻ cùng gia đình.

Và sau đây là một số loại bánh trung thu rau câu hấp dẫn để bạn "thưởng thức no mắt" trước nhé:

Làm Bánh trung thu rau câu - chuẩn bị đón tết trung thu
Bánh đậu xanh trứng mặn

Làm Bánh trung thu rau câu - chuẩn bị đón tết trung thu
Hay bánh cá chép nhân đậu đỏ

Làm Bánh trung thu rau câu - chuẩn bị đón tết trung thu
Có cả vị khoai môn

Làm Bánh trung thu rau câu - chuẩn bị đón tết trung thu
Bánh trung thu thanh long nữa

Làm Bánh trung thu rau câu - chuẩn bị đón tết trung thu
Màu vàng vị hoa quả

Làm Bánh trung thu rau câu - chuẩn bị đón tết trung thu
Cho đậu đỏ vào phần vỏ luôn, cũng ngon tuyệt đấy

Làm mát mùa hè với 3 ngon tố làm

Làm mát mùa hè với 3 ngon tố làm

Amthuchomnay - Hãy cùng tìm hiểu một số cách làm sinh tố để giải tỏa cơn khát cho cả nhà nhé!



1. Cách làm sinh tố dâu tây chuối

Nguyên liệu:

- 1 trái chuối chín
- 15 trái dâu tây đông lạnh
- 300ml sữa (không đường hoặc có đường tùy vào sở thích của bạn)


Cách làm:


Chuối lột vỏ, cắt khoanh tròn nhỏ. Cho chuối, dâu tây và sữa vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.


Bây giờ bạn hãy đổ món sinh tố dâu chuối ra ly nhâm nhi nào! Rất ngon, rất bổ dưỡng và thanh mát với vị chua của dâu kết hợp với vị ngọt của chuối hòa quyện cùng vị béo của sữa làm cho món sinh tố trở nên thơm ngon hơn.

2. Cách làm sinh tố xoài

Nguyên liệu:

- 350g xoài đông lạnh (hoặc bạn cắt xoài thành những miếng nhỏ và đặt vào ngăn đá tủ lạnh 2 giờ trước khi xay sinh tố)
- ½ trái cam
- 350ml nước soda
- 1 muỗng cà phê mật ong


Cách làm:


Cam cắt bỏ vỏ, tách từng múi nhỏ, cho hỗn hợp cam, xoài, nước soda và mật ong vào máy xay, xay nhuyễn mịn. Mẹo cắt xoài: Dùng dao cắt lát hai bên xoài thành hai má xoài, khía mũi dao vào phần thịt bên trong má xoài các đường thẳng song song tạo thành ô vuông nhỏ, ấn vào vỏ má xoài cho cong lên ở giữa, nhẹ nhàng tách phần cơm xoài ra ngoài.


Xoài không chỉ là loại trái cây mang lại cho bạn cảm giác ngon miệng mà nó còn chứa nguồn năng lượng dồi dào cùng các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe. Món sinh tố này giàu chất xơ, cung cấp vitamin A, C, K, B1, B6, ka li… rất tốt cho sức khỏe.

3. Cách làm sinh tố cà chua củ sen

Nguyên liệu:

- 15 - 20 trái cà chua bi
- 50g củ sen
- 200ml sữa
- 1 muỗng canh mật ong


Cách làm:


Cà chua bi rửa sạch để ráo nước, củ sen gọt vỏ rửa sạch thái lát mỏng. Cho hỗn hợp cà chua, củ sen, sữa và mật ong vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn mịn là hoàn thành. Mẹo nhỏ: để củ sen sau khi gọt có màu trắng, bạn nên cho củ sen vào một chậu nước lạnh có vắt vài giọt chanh tươi nhé!


Món sinh tố cà chua bi với củ sen đã hoàn thành! Vị chua chua ngọt ngọt của cà chua bi kết hợp với vị ngọt của mật ong chút hương vị củ sen tạo nên món nước uống mới lạ cho cả nhà.


Theo Thùy Vân, ảnh: Dntkdsla-Spicy (Trí Thức Trẻ)

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Tiết canh vị thơm ngon hơn

Thật uổng phí nếu thịt vịt mà không có bát tiết canh, điều đó sẽ mất đi một phần của "món ngon" đối với các tửu đồ. Bạn có thể tham khảo cách đánh tiết canh dưới đây nhé.



Tiết canh vịt thường khó hãm, khó đông hơn tiết canh lợn, do vậy nhiều bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn để thế để trổ tài biễu diễn. Với công thức chế biến này, các bạn hoàn toàn tự tin chế biến và mời bạn bè sum họp, thưởng thức.

Chuẩn bị:

- 1 con vịt cỏ.
- Lạc rang, Rau húng đủ ăn(húng chó), mùi tàu, Hành củ 4- 5 củ/ 1 con vịt (nướng chín tạo mùi thơm ), 1 chút ít lá chanh

- 5 Quả chanh nhiều nước

- Một bát con nước đun sôi để nguội có hòa lẫn mì chính ( mì chính càng nhiều thì khi đánh tiết độ đông của tiết càng cao). Hoặc có thể dùng nước luộc vịt, nhưng nhớ gạn váng mỡ nhé, vì nhiều mỡ, nước béo sẽ khó đông.

- Và một số gia vị khác dùng để nấu các món khác….

Trước tiên để chọn vịt để thịt và làm món các bạn nên chọn con vịt nào mà khỏe, mượt lông, chọn vịt có trọng lượng khoảng 1,2-1,5kg, vịt thường ngon hơn sau mỗi mùa vụ lúa, đặc biệt khoảng tháng 6, tháng 7. vịt phải thả đồng ( vì vịt nuôi trên cạn thường hôi )

Bước 1: Chuẩn bị nước để hãm tiết trước khi cắt tiết.

- Cách thức hãm tiết các bạn có thể hãm theo nhiều cách, nhưng tốt nhất là nên hãm bằng nước mắm hoặc bằng nước cốt chanh.

+ Hãm bằng nước mắm: Tỷ lệ pha là 1,5 - 2 thìa nước mắm, 3 - 4 thìa nước đun sôi để nguội ( đối với vịt loại to ), nếu loại vịt nhỏ thì nên dùng 1 thìa nước mắm, 2 thìa nước đun sôi.) Hãm bằng hình thức này thì tiết được tươi không bị thâm tiết.

+ Hãm bằng chanh: Các bạn thái nửa quả chanh ra và vắt vào bát (chén) nhớ bỏ hạt. Sau đó láng toàn bộ phần nước chanh đó quyanh bát (chén) vài lượt. Chỗ nước còn lại đổ nhanh bỏ đi chỉ để lại thật ít đọng lại đáy bát (chén) Nhược điểm của hãm bằng phương pháp này thì tiết không được tươi mà có màu thâm.

+ Ngoài ra bạn có thể hãm bằng thuốc muối, hoặc cắt bẹ tàu lá chuối tây, vắt nước. Nếu hãm bằng thuốc muối, thì bạn có thể ra các cửa hàng thuốc tây, mua 1 gói muối y tế ( giá khoảng 5,000 đ/gói sẽ dùng được cho 30-50 con vịt ), bạn chỉ cần lấy 1 chút muôi, khoảng 1 đốt ngón tay, pha đều với 2 thìa nước. Hãm tiết bằng cách này là an toàn nhất

Bước 2: Cắt tiết vịt

Có nhiều cách cắt là cắt ở cổ hoặc cánh, tiết cắt xong để im một chỗ chớ động vào làm tiết đông.

Bước 3: Làm sạch vịt và luộc chín:

Sau khi cắt xong các bạn làm sạch lông và cho toàn bộ vào luộc, và nhớ là không bỏ lòng, mề của vịt đi, vì đây là các thành phần chính của món tiết canh này.

Với gan và lòng mề thì nên vớt ra trước vì nó nhanh chín, nếu để lâu sẽ không ngon và đặc biệt là gan.
Sau khi dùng đũa thử đâm vào vùng đùi con vịt rút đũa ra mà không thấy nước màu đỏ rỉ lên là vịt đã chín.

Bước 4: Chuẩn bị nhân

Lấy ra để nguội rồi chọn những bộ phận sau làm nhân băm nhỏ để đánh tiết.

- Cổ vịt (với những con vịt già thì không nên lấy), đùi, lòng, mề, gan. Tất cả đều phải được băm thật nhỏ, càng nhỏ càng tốt nhất là phần cổ.

- Hành khi được nướng chín cũng băm nhỏ, một chút rau húng thái chỉ, phần lá gan nhỏ cũng đem thái vào đây để tăng độ bùi. (có thể thêm một chút lá chanh thái nhỏ nữa cho vào sẽ tăng mùi vị hơn), lạc rang giã nhỏ, các phần to để lại để rắc lên trên ( hoặc lạc rang rắc lên trên bát khi ăn, lạc sẽ không bị ỉu )
- Tất cả các phần trên sau khi đã thái nhỏ thì có thể chia ra vào từng bát (chén) ăn cơm hoặc cho vào một đĩa to, chộn đều tất cả lên.

Bước 5. Đánh tiết canh:

Dùng nước sôi đã chuẩn bị từ trước pha với tiết theo tỷ lệ 1 tiết 1 nước, dùng đũa quấy đều lên, quấy đều càng nhiều thì tạo cho màu tiết càng hồng, sau đó đổ vào các bát nhân đã băm nhỏ ở trên. (với tiết hãm bằng nước mắm thì không được cho thêm muối, mắm, với tiết hãm bằng chanh thì phải cho thêm muối, mắm vào nước, cho muối hoặc mắm vào không được quá mặn, nếu mặn quá sẽ không đông)

Đem để vào một chỗ cố định cho đông hẳn (một số địa phương thì đánh tiết này không đông thì mới ăn). Sau đó rắc phần lạc nhân to, và thái một chút gan bỏ lên trên.

Nếu tiết trước đó mà hãm bằng thuốc muối, thì bạn dùng thìa hoặc xi lanh hớt váng trong đi, cho tỷ lệ 1 tiết và 1 nước, thêm 1 chút mì chính ( lưu ý, mì chính càng nhiều càng nhanh đông), cho 1 chút nước mắm vào, đánh đều lên, bạn nếm thử, khi nước, tiết, mì chính, nước mắm có vị vừa như nấu canh là chuẩn


Lưu ý: Với tiết hãm bằng nước mắm, lúc gần đánh dùng thìa hớt phần nước mặn trong, nổi ở trên bát tiết




nguồn: vandinh.vn

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

iphone 5S sẽ trang bị bộ vi xử lý nhanh hơn so với iphone 5

Theo Cnet, nhiều khả năng iPhone 5S sẽ được trang bị vi xử lý mới nhanh hơn 31% so với vi xử lý A6 trên iPhone 5.



 



Trang tin Cnet cho biết chuyên gia Ming-Chi Kuo của hãng KGI tiết lộ iPhone 5S sẽ dùng vi xử lý A7 64-bit. Đây sẽ là một nâng cấp đáng kể bởi tất cả những vi xử lý dòng A của Apple cùng các vi xử lý ARM của các hãng khác như Qualcomm hiện tại đều chỉ là 32-bit.



Nhìn chung, vi xử lý 64-bit có thể hỗ trợ nhiều bộ nhớ hơn do đó nó có thể chạy các phần mềm yêu cầu nhiều bộ nhớ một cách trơn tru hơn. 9to5Mac dự đoán rằng vi xử lý 64-bit của Apple sẽ giỏi hơn trong việc xử lý các hình ảnh động, hiệu ứng trong suốt trên iOS 7.





 


Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý

Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ýCơm gà kiểu Nhật mang phong cách ẩm thực Nhật Bản rất dễ làm lại ngon. Cùng học cách chế biến món ngon này nhé các bạn.
Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý
Nguyên liệu:

1 miếng thịt gà nạc khoảng 400g
1 miếng gừng, cạo vỏ, xay nhuyễn
1/4 muỗng cà phê muối
2 muỗng canh dầu ăn

Phần xốt teriyaki:

1 muuỗng canh mật ong
1 muỗng canh mirin
1 muỗng canh rượu sake (bạn có thể thay bằng rượu trắng)
1 muỗng canh nước tương
Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý
Bước 1:

Gà rửa sạch, để ráo nước, ướp với muối và gừng xay cho đều khắp 2 mặt của miếng gà. Để nghỉ 30 phút
Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý
Bước 2:

Trộn các nguyên liệu phần xốt teriyaki lại với nhau, khuấy thật đều.
Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý
Bước 3:

Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho miếng gà vào chiên. Áp phần bề mặt có da gà xuống chiên trước với lửa vừa cho đến khi vàng.
Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý
Bước 4:

Sau khi bề mặt da gà được vàng thì trở mặt kia xuống chiên tiếp cho đến khi vàng.
Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý
Bước 5:

Sau khi gà đã chín vàng bạn cho vào nồi 1 muỗng canh rượu sake và đậy nắp lại trong khoảng 5 phút để gà được chín bên trong.
Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý
Bước 6:

Sau 5 phút bạn mở nắp, dùng giấy thấm sạch dầu và nước. Sau đó đổ hỗn hợp xốt teriyaki vào lắc chảo cho xốt được bám đều vào gà.
Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý
Bước 7:

Chờ cho nước xốt sôi và hơi đặc lại thì bạn tắt bếp. Lấy gà ra cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý
Xếp lên cơm. Chan nước xốt lên và trang trí hành, ngò tuỳ thích.

Nhật được biết đến là một quốc gia có những món ăn lạ, ngon và rất tốt cho sức khoẻ bởi cách chế biến và nguyên liệu chế biến. Gà teriyaki là một trong số những món đó. Bát cơm nóng với miếng gà có da giòn giòn nhưng bên trong mềm với nước xốt đặc trưng sẽ cho bạn một bữa cơm thật lạ miệng và hấp dẫn. Bạn sẽ nhớ mãi món cơm gà teriyaki kiểu Nhật này và chắc chắn bạn sẽ muốn ăn lại nữa đó!
Cơm gà kiểu Nhật ngon hết ý
Chúc các bạn thành công và ngon miệng.

Theo afamily

Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi

Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng HổiTrời se lạnh mà được thưởng thức món cơm cà ri Nhật nóng hổi thật thì là tuyệt!
Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi
Món cơm cà ri gà chế biến hơi cầu kì một chút nhưng rất ngon và hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- 450g thịt ức gà đã lọc xương (hoặc có thể là thịt bò, lợn, hải sản, đậu phụ, rau)
- Muối
- Hạt tiêu
- 2 củ cà rốt
- 2 củ hành
- ½ muỗng canh gừng
- 2 tép tỏi
- 4 chén nước dùng gà
- 1 quả táo
- 1 muỗng canh mật ong
- 2 muỗng cà phê muối
- 200g bột cà ri - dạng khối (mua ở các cửa hàng của Nhật)
- 1 ½ muỗng canh xì dầu
- 1 muỗng canh xốt cà chua
Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi
Phần phủ bên trên

- Trứng luộc
- Fukujinzuke (Đây là một trong những món dưa muối phổ biến nhất trong ẩm thực Nhật. Nó gồm củ cải, cà dái dê, ngó sen và dưa chuột phơi khô rồi đem ngâm với xì dầu có pha thêm chút đường. Fukujinzuke giòn, màu nâm sẫm của xì dầu, có vị mặn và ngọt).

Cách làm:

Rửa sạch gà rồi thấm khô bằng giấy thấm. Lọc bỏ phần mỡ gà rồi thái miếng vừa ăn. Tẩm muối và hạt tiêu vào thịt gà.
Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi
Cà rốt gọt và thái miếng các miếng (như hình cái nêm). Hành tây cũng bổ miếng (như trong hình). Cắt khoai tây thành miếng có độ dày gần 3cm rồi ngâm vào nước khoảng 15 phút.
Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi
Bằm nhỏ gừng và tỏi.

Đun nóng dầu trong chảo lớn ở nhiệt độ trung bình rồi cho hành vào xào đến khi hành có màu trong.
Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi
Thêm gừng và tỏi vào. Sau đó thêm thịt gà, nấu cho đến khi thịt gà chuyển màu.
Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi
Thêm cà rốt rồi đảo đều. Thêm nước dùng thịt gà (hoặc nước). Đun sôi, dùng muôi hớt phần bọt nổi lên trên bề mặt nước. Táo gọt vỏ rồi mài táo vào nồi.
Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi
Thêm mật ong và muối rồi ninh nhỏ lửa trong 20 phút, thỉnh thoảng khuấy đều.
Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi
Thêm khoai tây vào, đun tiếp trong vòng 15 phút cho đến khi khoai tây chín, tắt bếp.

Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi
Khi khoai tây chín, thêm cà ri vào. Cho từ 1 – 2 viên rồi cho vào nồi, từ từ dùng thìa hoặc đũa khuấy cho cà ri tan. Làm tương tự với các viên còn lại.

Sau đó, thêm xì dầu và xốt cà chua. Đun nhỏ lửa, thỉnh thoảng khuấy cho đến khi nồi cà ri sền sệt lại là được.
Cơm Cà Ri Kiểu Nhật Nóng Hổi
Múc cà ri lên bát cơm nóng, trang trí trứng luộc và dưa muối lên trên rồi thưởng thức nhé!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cơm cà ri gà!

Kẹo Sữa (Theo Jocb)

Chua thanh lẩu bò nhúng giấm ngày gió về

Chua thanh lẩu bò nhúng giấm ngày gió về  Mỗi khi gió về, người Hà Nội lại rủ nhau ăn lẩu, và không ai quên lẩu bò nhúng giấm.

Hà Nội mỗi độ thu về, đông đến tiết trời mát, lạnh, gợi nhắc những tín đồ am thuc tới nồi lẩu bốc khói, tỏa hương thơm phức, chỉ mới nhìn đã thèm thuồng. Một trong số những mon ngon mà người dân thủ đô hay nhắc tới gần đây là lẩu bò nhúng giấm ở dốc Hòe Nhai.
Chua thanh lẩu bò nhúng giấm ngày gió về
Tìm mua nguyên liệu để pha chế nước lẩu không quá phức tạp. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như giấm, sả, hành tây… là có một nồi lẩu thơm phức. Cái khó là gia giảm độ giấm sao cho vừa, để nồi nước lẩu thanh mà không chua loét, đủ làm mềm thịt bò, đánh thức vị giác.
Chua thanh lẩu bò nhúng giấm ngày gió về
Đến quán lẩu Hòe Nhai, thực khách có thể lựa chọn đủ loại thịt bò để nhúng nước lẩu. Có thể là đĩa bò tái, nhúng rất nhanh vào nước lẩu ăn ngay hoặc cuốn với bún, dứa, rau sống. Bạn cũng có thể gọi đĩa nạm, gầu bò có đủ phần mỡ và phần nạc beo béo vừa đủ, rất dễ “vào”. Những ai thích nhâm nhi lâu có thể gọi thêm gân bò. Gân bò ướp vừa khéo, đủ độ giòn lại vẫn mềm chứ không hề dai, chấm vào nước chấm hoặc muối chanh đều ngon miễn chê.
Chua thanh lẩu bò nhúng giấm ngày gió về
Trong lúc chờ nồi lẩu sôi, bạn có thể gọi thêm một đĩa khoai lang chiên giòn ngon chẳng kém. Giá lẩu bò nhúng giấm hơi “chát” (khoảng 500.000 đồng/nồi cho 3 - 4 người ăn) nhưng dư vị lạ lùng và quả thật khó quên.
Chua thanh lẩu bò nhúng giấm ngày gió về
Theo Xzone/TTTĐ